Chuyển đến nội dung chính

Trò trẻ

Rồi một ngày sẽ hết những câu thơ

Ta viết tặng riêng ta mười tám tuổi

Ta viết cho những tháng ngày rong ruổi

Để đối diện với mình thảng thốt......Nghĩ suy

Có một ngày như kẻ đa nghi
Ta ko tin những gì ta đã có
Có một ngày ánh đèn vàng đại lộ
Soi giọt mưa hắt chéo bước hai người

Rồi một ngày ta thờ ơ nở nụ cười

Xốc ba lô trên vai rảo bước

Vẫy tay chào hai người rồi đi trước

Có điều gì chống chếnh sau lưng...?

Rồi một ngày vơi dần những bâng khuân

Ta phác hoạ ra ta thành kẻ khác

Mũ lưỡi trai và thùng thình áo khoác

Nguỵ trang mình kiêu ngạo...thản nhiên

Rồi tình cờ gặp nhau trong quán quen
Loa thùng cũ và những bài ca ngũ
Ta mỉm cười giả vờ :" Chao! buồn ngủ"
"Tớ phải về! Hai ấy ở lại vui"

Một mình đi trên vỉa hè quen rồi

Không đợi nữa tiếng phanh xe đến "Két"

Và nếu có ta cũng đâu cần biết

Ta hôm nay đã khác hôm qua

Bạn bè quen gặp hỏi:" Quên rồi à?"
"Cái thằng hay đi cùng lần trước?"
Ta mỉm cười vẫy tay cất bước
"Tớ bây giờ phớt hết!?..Bye bye"

Cơn mưa mùa đông hôm nay chợt lạnh vai

Thèm muốn khóc một người để tin cậy

Chiếc ô đó trong tay như dấu phẩy

Ngắt giữ chừng niềm kiêu hãnh ...ngã xoài!?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những lâu đài trên cát

Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích. Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có

Kinh nghiệm khi máy X10 bị treo ở Sony Ericsson.

Chuyện là thế này, tính mình hay vọc vạch và nghịch ngợm. Thế là trong một hôm xấu trời : mưa phùn, gió đông, độ ẩm cao, ướt át và bẩn thỉu,....Mình lại vẫn nghịch ngợm như mọi ngày. Thấy trên XDA có Room mới cho X10 thế là vào Xrecovery để cài lại room mới này. Các bước tiến hành vẫn như mọi lần, sau khi format +wide hét mọi thứ : system + cache + data vừa bấm back quay lại home của xrecovery thì ngón tay vô tình chạm vào phím home của máy. Thế là máy reboot lại. Mà mình lại xóa sạch mọi thứ (system +cache+data) rồi còn đâu. Tất nhiên máy ko có hệ điều hành thì sẽ bị treo thôi. Thế là tèn tén ten chỉ hiện lên chữ Sony Ericsson khá là tức mắt. (Kinh nghiệm cho thấy SE nên lập trình một đoạn clip hài hoặc có vài em mặc bikini ở đoạn treo này thì còn cảm hứng hơn) Dự cảm cho thấy chắc cũng chẳng có chuyện gì to tát đâu. Nhưng vừa mới mua máy + kinh nghiệm newbie thì cũng khá lo lắng. Thế là xông xáo hỏi hỏi, đáp đáp loạn lên trong box X10 của tinh tế. Được cái bác khá nhiệt tình và tỏ

Giải Rubik 3x3

1.Giới thiệu: Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3x3. Trong trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm những trò khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy.    Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc: - Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt. - Viên cạnh: là viên có 2 màu. - Viên góc: là viên có 3 màu. Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X. - Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng: Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều