Ngôi nhà của ông từ lâu đã trở thành nơi giao lưu,gặp gỡ của các cựu chiến binh,bà con lối xóm.Thỉnh thoảng,họ lại thêm một vài chi tiết vào câu chuyện ông đang kể với chúng tôi.Người dân nơi đây hầu như ai cũng biết về những năm tháng ngang dọc bầu trời của ông - Anh hùng phi công Nguyễn Nhật Chiêu...
Nghề không chọn trước
"Bây giờ lái máy bau cũng là một nghề,thanh niên có quyền tự do lựa chọn.Còn chúng tôi đến với nghề bay là vì nhiệm vụ" - ông bắt đầu câu chuyện.
Ông là Nguyễn Nhật Chiêu sinh năm 1934,tại thôn Đông Thôn - xã Quốc Tuấn - huyện Nam Sách (Hải Dương). Năm 1953,ông nhập ngũ,làm chiến sĩ liên lạc tại Tiểu đoàn 159 - Quân khu Việt Bắc. Vừa đi bộ đội ,ông vừa tranh thủ học bổ túc chương trình phổ thông chỉ trong hai năm. "Hết chương trình học, tiếng Trung Quốc tôi đã sử dụng thành thạo,tiếng Nga thì cũng biết...bập bẹ" - Ông Chiêu tâm sự.
Ngày 25-8-1956,ông được gọi về tập trung tại Bộ Quốc Phòng.Ngay trong đêm hôm ấy,ông được trên giao nhiệm vụ đi học lái máy bay ở nước ngoài và được gặp Bác Hồ đến động viên toàn dân.Bác nói:" Lần này các cháu lên đường bằng ô tô, tàu hỏa.Nhưng sau này các cháu sẽ lái được chiến đấu cơ phản lực về nước".
Ở Trung Quốc, ông đã được huấn luyện 4 loại máy bay là YAK -11,YAK - 18,MIG 15 và MIG 17.Sau bốn năm đào tạo,ông có thể bay trong đội hình lớn,các bài bay phức tạp.Trong đoàn bay ngày ấy ông và phi công Phạm Ngọc Lan là những cánh bay đầu đàn.
Những chiến công vang dội
Sau khi đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc,ngày 5-8-1964, đoàn phi công của ông được lệnh về nước. Ngày 17-6-1965 ông xuất kích trận đánh đầu tiên...
Trong số các trận chiến hạ được 6 máy bay giặc,ông vẫn còn nhớ như in hai trận. Ngày 20-9-1965 khoảng 8 giờ sáng,biên đội của ông được lệnh xuất kích,đánh chặn máy bay địch đang từ biển bay vào khu vực đông Bắc Thái Nguyên. Sau khi vòng sau dãy Tam Đảo bay về hướng Bắc, biên đội phát hiện tốp 4 chiếc F-4 của địch. Biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan ra lệnh công kích. Nguyễn Nhật Chiên làm công tác kiểm tra pháo. Đạn ở cả 3 khẩu đều đã lên nòng tốt. Biên đội bám sát mục tiêu. Nhưng ngay sau đó cả máy bay ta và địch đều chui vào mây. Khi ra khỏi mây, đang vòng quanh khu vực Hà Bắc (cũ) tìm đội,Nguyễn Nhật Chiêu phát hiện một máy bay F-4 của địch ngay trước mặt. Ông tăng tốc độ lên 900km/h, tiếp cận mục tiêu,đưa địch vào vòng ngắm quang học. Khi cự ly còn 190m, ông nhấn cò, đạn trượt dưới bụng máy bay địch. Ông tiếp tục bám sát và bắn tiếp loạt đạn thứ hai, máy bay địch bốc cháy,giặc lái kịp nhảy dù thoát thân nhưng ngay sau đó đã bị quân dân ta bắt sống.
Khoảng 14h ngày 23-8-1967 sau khi có thông báo địch đã cất cánh và có thể đánh phá kho xăng Đức Giang, gà Đông Anh,Nhà máy điện Hà Nội, biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Cốc được lệnh cất cánh từ sân bay Đa Phúc, hướng về vùng trời phía tây Hà Nội. Khi sở chỉ huy thông báo "bên phái 30 độ,độ cao 5000, có mục tiêu xuất hiện", nhìn sang bên phải ông thấy có khoảng chục chiếc gồm các loại F-4, F-105 của địch.
Sau khi lựa chọn một "con mồi" F-4, ông liê lạc với Sở chỉ huy :" 36 xin phép công kích". Trung đoàn trưởng Trần Mạnh đồng ý. Ngay lập tức ông tăng tốc độ lên 1200km/h hạ thấp độ cao và khóa chặt đuôi địch. Khi mắt đã nhìn thấy mục tiêu khá lớn, đồng thời các máy tính đều báo máy bay địch đã ở trong vùng sát thương, ông lập tức ấn nút phóng, máy bay địch bốc cháy dữ dội. Ngay sau đó số 2 Nguyễn Văn Cốc cũng tiêu diệt một chiếc khác. Chưa hết vui mừng, ông tiếp tục phát hiện một tốp máy bay địch ngay phía trước. Ông nhanh chóng tiếp cận, sau khi nhấn nút, quả tên lửa thứ hai đã quật thêm một chiếc F-4 nữa. Dưới mặt đất,quân và dân ta cũng tóm gọn 5 tên giặc lái.
Theo lý thuyết, trong biên đội 2 chiếc, phi công số 1 là lực lượng tiến công chủ yếu, phi công số 2 có nhiệm vụ quan sát, yểm trợ, song trận đánh ngày 23-8-1967 của biên đội Chiêu , Cốc đã mở ra một hình thức chiến thuật mới - chiến thuật " Đồng thời công kích". Đây được coi là một trong những trận đánh tiêu biểu của không quân nhân dân Việt Nam. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31-12-1973 ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1992 , từ vị chí Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Về với hậu phương, ông lại tích cực tham gia các hoạt động xã hội, lần lượt đã đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quốc Tuấn rồi Ủy viên thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương.
Nghỉ tham gia các hoạt động xã hội nhưng ông vẫn đang tích cực góp phần xây dựng phong trào thể dục, thể thao của xã. Phong trào bóng bàn, bóng chuyền ở địa phương phát triển rộng khắp, với 3 đội tuyển luôn được duy trì là đội Cựu chiến binh, đội thanh niên, và đội đương chức có sự góp sức của ông.
Trước lúc chia tay, ông kể lại cho chúng tôi nghe kỷ niệm cách đây 43 năm. Vào tháng 6-1966, ông được Bác Hồ gọi đến dùng cơm cùng Bác ở Phủ Chủ tịch.Trong bữa cơm ông có hỏi Bác:
- Cháu xin hỏi Bác, hằng ngày bác ăn có được nhiều cơm không?
- Các chú Không quân bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống được nhiều giặc lái Mỹ thì Bác khỏe, Bác vui - Bác trả lời.
" Chính tâm sự của Người trong bữa cơm hôm đó là nguồn động lực rất lớn, thôi thúc lớp phi công chúng tôi ngày ấy không ngừng phấn đấu, tiêu diệt thật nhiều máy bay địch, đáp lại lòng mong đợi của Người" - ông Chiêu bộc bạch
Nghề không chọn trước
"Bây giờ lái máy bau cũng là một nghề,thanh niên có quyền tự do lựa chọn.Còn chúng tôi đến với nghề bay là vì nhiệm vụ" - ông bắt đầu câu chuyện.
Ông là Nguyễn Nhật Chiêu sinh năm 1934,tại thôn Đông Thôn - xã Quốc Tuấn - huyện Nam Sách (Hải Dương). Năm 1953,ông nhập ngũ,làm chiến sĩ liên lạc tại Tiểu đoàn 159 - Quân khu Việt Bắc. Vừa đi bộ đội ,ông vừa tranh thủ học bổ túc chương trình phổ thông chỉ trong hai năm. "Hết chương trình học, tiếng Trung Quốc tôi đã sử dụng thành thạo,tiếng Nga thì cũng biết...bập bẹ" - Ông Chiêu tâm sự.
Ngày 25-8-1956,ông được gọi về tập trung tại Bộ Quốc Phòng.Ngay trong đêm hôm ấy,ông được trên giao nhiệm vụ đi học lái máy bay ở nước ngoài và được gặp Bác Hồ đến động viên toàn dân.Bác nói:" Lần này các cháu lên đường bằng ô tô, tàu hỏa.Nhưng sau này các cháu sẽ lái được chiến đấu cơ phản lực về nước".
Ở Trung Quốc, ông đã được huấn luyện 4 loại máy bay là YAK -11,YAK - 18,MIG 15 và MIG 17.Sau bốn năm đào tạo,ông có thể bay trong đội hình lớn,các bài bay phức tạp.Trong đoàn bay ngày ấy ông và phi công Phạm Ngọc Lan là những cánh bay đầu đàn.
Những chiến công vang dội
Sau khi đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc,ngày 5-8-1964, đoàn phi công của ông được lệnh về nước. Ngày 17-6-1965 ông xuất kích trận đánh đầu tiên...
Trong số các trận chiến hạ được 6 máy bay giặc,ông vẫn còn nhớ như in hai trận. Ngày 20-9-1965 khoảng 8 giờ sáng,biên đội của ông được lệnh xuất kích,đánh chặn máy bay địch đang từ biển bay vào khu vực đông Bắc Thái Nguyên. Sau khi vòng sau dãy Tam Đảo bay về hướng Bắc, biên đội phát hiện tốp 4 chiếc F-4 của địch. Biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan ra lệnh công kích. Nguyễn Nhật Chiên làm công tác kiểm tra pháo. Đạn ở cả 3 khẩu đều đã lên nòng tốt. Biên đội bám sát mục tiêu. Nhưng ngay sau đó cả máy bay ta và địch đều chui vào mây. Khi ra khỏi mây, đang vòng quanh khu vực Hà Bắc (cũ) tìm đội,Nguyễn Nhật Chiêu phát hiện một máy bay F-4 của địch ngay trước mặt. Ông tăng tốc độ lên 900km/h, tiếp cận mục tiêu,đưa địch vào vòng ngắm quang học. Khi cự ly còn 190m, ông nhấn cò, đạn trượt dưới bụng máy bay địch. Ông tiếp tục bám sát và bắn tiếp loạt đạn thứ hai, máy bay địch bốc cháy,giặc lái kịp nhảy dù thoát thân nhưng ngay sau đó đã bị quân dân ta bắt sống.
Khoảng 14h ngày 23-8-1967 sau khi có thông báo địch đã cất cánh và có thể đánh phá kho xăng Đức Giang, gà Đông Anh,Nhà máy điện Hà Nội, biên đội Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Cốc được lệnh cất cánh từ sân bay Đa Phúc, hướng về vùng trời phía tây Hà Nội. Khi sở chỉ huy thông báo "bên phái 30 độ,độ cao 5000, có mục tiêu xuất hiện", nhìn sang bên phải ông thấy có khoảng chục chiếc gồm các loại F-4, F-105 của địch.
Sau khi lựa chọn một "con mồi" F-4, ông liê lạc với Sở chỉ huy :" 36 xin phép công kích". Trung đoàn trưởng Trần Mạnh đồng ý. Ngay lập tức ông tăng tốc độ lên 1200km/h hạ thấp độ cao và khóa chặt đuôi địch. Khi mắt đã nhìn thấy mục tiêu khá lớn, đồng thời các máy tính đều báo máy bay địch đã ở trong vùng sát thương, ông lập tức ấn nút phóng, máy bay địch bốc cháy dữ dội. Ngay sau đó số 2 Nguyễn Văn Cốc cũng tiêu diệt một chiếc khác. Chưa hết vui mừng, ông tiếp tục phát hiện một tốp máy bay địch ngay phía trước. Ông nhanh chóng tiếp cận, sau khi nhấn nút, quả tên lửa thứ hai đã quật thêm một chiếc F-4 nữa. Dưới mặt đất,quân và dân ta cũng tóm gọn 5 tên giặc lái.
Theo lý thuyết, trong biên đội 2 chiếc, phi công số 1 là lực lượng tiến công chủ yếu, phi công số 2 có nhiệm vụ quan sát, yểm trợ, song trận đánh ngày 23-8-1967 của biên đội Chiêu , Cốc đã mở ra một hình thức chiến thuật mới - chiến thuật " Đồng thời công kích". Đây được coi là một trong những trận đánh tiêu biểu của không quân nhân dân Việt Nam. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31-12-1973 ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1992 , từ vị chí Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Về với hậu phương, ông lại tích cực tham gia các hoạt động xã hội, lần lượt đã đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quốc Tuấn rồi Ủy viên thường trực Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương.
Nghỉ tham gia các hoạt động xã hội nhưng ông vẫn đang tích cực góp phần xây dựng phong trào thể dục, thể thao của xã. Phong trào bóng bàn, bóng chuyền ở địa phương phát triển rộng khắp, với 3 đội tuyển luôn được duy trì là đội Cựu chiến binh, đội thanh niên, và đội đương chức có sự góp sức của ông.
Trước lúc chia tay, ông kể lại cho chúng tôi nghe kỷ niệm cách đây 43 năm. Vào tháng 6-1966, ông được Bác Hồ gọi đến dùng cơm cùng Bác ở Phủ Chủ tịch.Trong bữa cơm ông có hỏi Bác:
- Cháu xin hỏi Bác, hằng ngày bác ăn có được nhiều cơm không?
- Các chú Không quân bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống được nhiều giặc lái Mỹ thì Bác khỏe, Bác vui - Bác trả lời.
" Chính tâm sự của Người trong bữa cơm hôm đó là nguồn động lực rất lớn, thôi thúc lớp phi công chúng tôi ngày ấy không ngừng phấn đấu, tiêu diệt thật nhiều máy bay địch, đáp lại lòng mong đợi của Người" - ông Chiêu bộc bạch
Nhận xét
Đăng nhận xét
Ghi lời nhận xét của bạn vào khung dưới đây. Trong mục "Nhận xét với tư cách", nếu bạn không có các tài khoản Google, Wordpress, ... thì có thể chọn "Tên/Url": Ghi nickname bạn muốn hiển thị và ghi Link bạn muốn giới thiệu với mọi người(blog hoặc website..., bạn có thể bỏ trống phần này). Hoặc nếu bạn muốn ẩn danh thì chọn phần "Ẩn danh" . Sau đó click vào "Đăng Nhận Xét" !
- Đề nghị các bạn không nói tục, nói bậy, dùng những lời lẽ quá khích khi nhận xét. Những trường hợp như vậy mình sẽ xoá ngay.