Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn sửa USB bằng cách nạp lại Firmware.

Tình hình là muốn chuyển toàn bộ phim từ ổ cứng của máy mình sang máy của ông anh. Thế nhưng đi mượn được cái usb 8Gb của ông em hàng xóm về lại bị lỗi hết sạch dung lượng. Cắm usb vào là nó bắt phải format lại ổ cứng ngay. Tuy nhiên khi format thì lại bị lỗi Windows ko thể format được. Tức mình bèn google để tìm phương án thử sửa chữa bằng phần mềm xem như thế nào.

Đầu tiên tìm được phần mềm HP USB Disk Storage Format Tool.
Đây là công cụ format khá hiệu quả khi usb bị gặp một file nào đó lỗi hoặc bị dính virus hay đại loại là bị hỏng nặng mà ko thể format được bằng windows. Tuy nhiên với cái usb mà mình mượn thì cách này cũng không ăn thua. Vậy là lại tiếp tục tìm kiếm.... Sau khi lục lọi khắp nơi mình tìm được cách hướng dẫn sửa USB bằng cách nạp lại Firmware chắc của một bác thợ nào đó ở trong vn-zoom. Sau đây là toàn bộ hướng dẫn

USB hiện nay được dùng rất phổ biến, gần như là một thứ không thể thiếu với người sử dụng vi tính. Giá cả thì ngày càng rẻ và đi củng với giá rẻ là việc chất lượng ngày càng đi xuống, và 1 điều hay xảy ra là có bác mới mua về sài được vài ngày thì gặp hiện tượng là nó báo Insert disk in drive, write-protect (nhất là USB của Kingtons gặp nhiều rồi )


Và tệ nhất là USB 4G,8G,16G mà chỉ chép được có vài trăm Mb là hết, có cái chép vào được mà lúc đọc ra thì...hix (sản phẩm USB dung lượng ảo của các bác láng giềng Trung Quốc đây mừ )

Vậy để sửa các vấn đề trên thì phải làm thế nào??

Đầu tiên phải hiểu rõ 1 số khái niệm sau:
* Cấu tạo:
- Về mặt phần cứng USB chỉ bao gồm 4 phần trong đó phần đầu cắm USB và thạnh anh 12 MHz coi như phụ còn lại 2 phần chính đó là ic giao tiếp, và chip nhớ (dạng flash).


- 1. Đầu cắm USB
- 2. IC giao tiếp (điều khiển) (FW USB nằm trong con chip này đây )
- 4. Chip nhớ (Flash)
- 5. Thạch anh 12Mz.

* IC giao tiếp:

- Ic giao tiếp là một dạng “vi xử lý” chuyên dùng, điều khiển việc kết nối, truyền nhận và lưu trữ dữ liệu.
- Các lọai IC giao tiếp thông dụng đó là: iCreat, Alcor, Phison, Oti, Profilic, SSS-Solid State System, Netac, Ameco, Chipsbank, Skymedia, USBest…
- Bên trong các chip điều khiển này có một đoạn chương trình mà ta gọi là firmware. Đa phần lỗi của USB đều từ cái firmware này mà ra.

* Chip nhớ (Flash):

- Nơi lưu trữ dữ liệu thực sự và khả năng lưu trữ nhiều hay ít tùy thuộc vào con chip nhớ này.
- Đây cũng là nơi các bác Trung Hoa phù phép USB của mình lên dung lượng rất chi là ảo...tưởng (có gặp trường hợp 16M mà phù phép lên đến 8G :59:... sợ luôn :77.
- Nguyên nhân của việc USB 4G,8G... mà chỉ sài được có vài trăm Mb, chép vào nữa là ko dùng được

* Cách đọc thông tin IC giao tiếp:
Có nhiều phần mềm loại này, nhưng khuyên các bác nên dùng pm ChipGenius v3.01 vì cơ sở dữ liệu nó lưu trên Web nên đa số IC của các hãng đều nhận diện được.

Download tại: http://www.mydigit.cn/mytool/ChipGenius.rar



Khi đã biết được con IC giao tiếp đó tên gì thì bước tiếp theo là download phần mềm flash dành riêng cho nó.

Download tại: http://www.flashboot.ru/index.php?name=Files
(Chọn hãng IC rồi chọn ver tương ứng (vd nó ghi là ...698X thì nghĩa là dùng được cho IC 6983,6981,6985, ...)

Hầu hết các phần mềm flash là khá giống nhau về giao diện. Nên ở đây chỉ demo việc dùng trình AlcorMP (090515.01) AU698X, AU3150X để flash FW cho USB trancents 1G mới bị die của em.

1. Đọc thông tin IC giao tiếp


2. Down cái phần mềm AlcorMP AU698X về (vì IC 6983 mà ) và chạy nó (ở trường hợp này chạy file AlcorMP.exe

Chú ý cái tên IC được pm nhận dạng, click Setup --> OK (đừng táy máy click vào nút Start nha )

Vào đây sẽ có 1 số tùy chọn:
3. Thẻ Flash type
- Ô Flash : chọn tên IC tương ứng với chip EPP trên USB của bạn (đây là tên chip nhớ được điều khiển bởi IC giao tiếp và được pm tự động nhận dạng).
- RW cycle time (thời gian của 1 chu kỳ ghi/đọc) : bạn chọn thời gian mong muốn, càng nhỏ thì USB ghi/đọc càng nhanh. Tuy nhiên, nếu nhỏ hơn thời gian trễ của chip nhớ thì việc ghi/đọc sẽ bị lỗi.
Nếu bác nào biết thì tra thông số của chip nhớ trên www.alldatasheet.com để biết RW cycle time của nó.
Nếu không biết có thể làm đi làm lại vài lần, thay đổi thời gian chu kỳ RW rồi ghi/đọc thử, không lỗi là OK.
Tốt nhất ko biết thì cứ để default
- Ở mục Scan mod: Chọn Low Level Format (format cấp thấp - nạp FW)


4. Thẻ Mode:

- Pure Disk : Dùng chung (ai dùng cái USB này cũng được)
- Fixed : Dùng cố định trên máy (đang xử lý nó)
- ReadOnly Disk : Chỉ đọc/không ghi xóa.
- Password disk : Đặt mật khẩu truy cập.
- Auto run: Tự động chạy file trên nó.
- Partition set : Thiết lập dung lượng cho phân vùng muốn khởi tạo, dĩ nhiên nên để 100%. Trừ khi bạn kiểm tra và biết USB của mình bị lỗi ở phần cuối của bản đồ nhớ thì điều chỉnh dần dần (như kiểu cắt bad ổ cứng bằng PQ)
- 1 số chip còn hỗ trợ thêm tính năng CAP set : đặt dung lượng mong muốn. Cái này cho phép "làm giả" dung lượng. Các bạn biết nhưng ko nên làm. (Cái này để làm USB dung lượng ảo của mấy bác Trung Quốc đây :59

5. Thẻ Information :
Thiết lập các thông tin về nhà sản xuất. Nếu thích thì có thể điền tên của mình (không dấu) keke
Lưu ý: Các bác chưa hiểu sâu thì để nguyên giá trị VID và PID đừng có tò mò tọc mạch kẻo hỏng chuyện

6. Thẻ Bad Block:

Chọn Auto. Khi đó phần mềm sẽ tự động khoanh vùng lỗi trên chip nhớ.

7. Thẻ Other (1 số phần mềm sẽ ghi S/N):
Đặt serial number cho USB đang xử lý + 1 số tuỳ chỉnh khác. Tốt nhất để nguyên vậy, bác nào thích thì cứ nghiên cứu

Sau khi đã đặt xong, OK để quay ra màn hình chính.
Nhấn nút Start để bắt đầu nạp FW, dung lượng càng lớn thì càng lâu.
Sau khi xong, rút USB khỏi máy, cắm lại sẽ chạy luôn.

Lưu ý : Nếu phần mềm flash không nhận dạng được chip nhớ và dung lượng thì đã có hư hỏng (phần cứng) ở chip nhớ. Khi đó chắc phải nhờ các bác điện tử xử lý tiếp

Mình đã đọc rất kỹ và bắt tay vào làm từng bước. Cắm USB vào máy rồi kệ nó windows muốn báo gì cũng kệ
B1: Bật ChipGenius.exe rồi chờ một tí nó sẽ tự động load thông tin USB của mình lên Của mình là như thế này :

Device Name: +[K:]+USB Mass Storage Device(JetFlash Transcend 8GB USB Device)
PnP Device ID: VID = 058F PID = 6387 Serial Number: 6&&3999ACA5&&0&&2
Revision: 8.07
Device Type: Standard USB device - USB2.0 High-Speed
Chip Vendor: Alcor(??)
Chip Part-Number: AU6983~AU6987
Product Vendor: JetFlash
 Product Model: Transcend 8GB

B2 : Bật AlcorMP.exe lên. Và phần mềm cũng nhận được ổ USB của mình. Tiếp theo cũng làm các bước Setup như hướng dẫn trên (Cụ thể sẽ up hình sau)

B3 : Sau khi hoàn tất Setup mà thực ra chỉ cần mỗi bước vào Thẻ Bad Block để chọn Auto Check còn đâu mình để default hết. Mình bấm Ok và trở về menu chính của phần mềm bấm Start rồi ngồi chờ.

Trong quá trình ngồi chờ chắc mẩm chắc chắn được vì phần mềm đã nhận được ra thẻ nhớ và cũng định dạng được hết mọi thứ rồi. Nhưng sự thật vẫn chưa được (Ông trời vốn thích thử lòng người mà )

Nó lại bị lỗi 40100:Miss bin file error Bad Block:0/4096 hiện lên ở ô đỏ.

Làm đi làm lại từ đầu mấy lần vẫn bị như vầy. Thế là lại không được rồi. Bó tay chắc!....

Không lại tiếp tục tìm kiếm và lại tìm được cái này Alcor_Transcend_JetFlash_OnLineRecovery.exe . Tức là phần mềm khôi phục lại Firmware bằng online cho USB Transcend có IC là Alcor.


Lại thử và thật không ngờ là sau lần đầu bị thất bại. Lần thứ hai mình đã khôi phục được con USB tưởng chừng như vứt vào sọt rác rồi.Vậy là thành công tuyệt đối sau khi mày mò khá lâu!

Nhận xét

  1. ??: [G:]USB Mass Storage Device
    ????: (???????)

    ????: USB 2.00
    ????: ??(HighSpeed)
    ????: 0mA

    USB??ID: VID = FFEE PID = 0100

    ?????: 0100

    ?????: FNK TECH
    ????: USB CARD READER
    ?????: 2.33
    nhu nay la sao vayban

    Trả lờiXóa
  2. mình cũng làm jog ih như bạn nói nhưg mà fa62n mềm flashboot mình down về hok chạy đc, hix vậy là do con usb of mình hok nhận đc đúg hok ?? huhu vậy là tiu oy

    Trả lờiXóa
  3. Ủa máy của bạn nó báo như thế nào mà phần mềm flashboot lại ko chạy được?
    Mình chạy phần mềm đó ở mấy máy chưa máy nào là ko chạy được cả.

    Ko thì bạn thử dùng phần mềm này xem như thế nào. Đây là phần mềm nạp firmware lại cho usb bằng online. Nên chỉ dùng được khi bạn có mạng internet.
    Link đây ---> http://www.4shared.com/file/376a2UHJ/Alcor_Transcend_JetFlash_OnLin.html

    Trả lờiXóa
  4. Hi,
    Nếu dùng Alcor_Transcend_JetFlash_OnLineRecovery.exe để remove cái partition bảo mật trên USB JF620 thì sau này có phục hồi partition đó được không bạn?
    Thanks.

    Trả lờiXóa
  5. Mình chạy phần mềm mà bạn cho ở trên, cắm USB vào nó báo lỗi: 30400: Unknown Flash Erro
    ID: 0xEC,0xD7,0x98,0xCA,0x54 thì là sao hả bạn?
    Mặt khác, khi Setup nó yêu cầu PW nhưng mình ko có PW thì pải làm sao? Mong chỉ giáo?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Ghi lời nhận xét của bạn vào khung dưới đây. Trong mục "Nhận xét với tư cách", nếu bạn không có các tài khoản Google, Wordpress, ... thì có thể chọn "Tên/Url": Ghi nickname bạn muốn hiển thị và ghi Link bạn muốn giới thiệu với mọi người(blog hoặc website..., bạn có thể bỏ trống phần này). Hoặc nếu bạn muốn ẩn danh thì chọn phần "Ẩn danh" . Sau đó click vào "Đăng Nhận Xét" !
- Đề nghị các bạn không nói tục, nói bậy, dùng những lời lẽ quá khích khi nhận xét. Những trường hợp như vậy mình sẽ xoá ngay.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những lâu đài trên cát

Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích. Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có

Kinh nghiệm khi máy X10 bị treo ở Sony Ericsson.

Chuyện là thế này, tính mình hay vọc vạch và nghịch ngợm. Thế là trong một hôm xấu trời : mưa phùn, gió đông, độ ẩm cao, ướt át và bẩn thỉu,....Mình lại vẫn nghịch ngợm như mọi ngày. Thấy trên XDA có Room mới cho X10 thế là vào Xrecovery để cài lại room mới này. Các bước tiến hành vẫn như mọi lần, sau khi format +wide hét mọi thứ : system + cache + data vừa bấm back quay lại home của xrecovery thì ngón tay vô tình chạm vào phím home của máy. Thế là máy reboot lại. Mà mình lại xóa sạch mọi thứ (system +cache+data) rồi còn đâu. Tất nhiên máy ko có hệ điều hành thì sẽ bị treo thôi. Thế là tèn tén ten chỉ hiện lên chữ Sony Ericsson khá là tức mắt. (Kinh nghiệm cho thấy SE nên lập trình một đoạn clip hài hoặc có vài em mặc bikini ở đoạn treo này thì còn cảm hứng hơn) Dự cảm cho thấy chắc cũng chẳng có chuyện gì to tát đâu. Nhưng vừa mới mua máy + kinh nghiệm newbie thì cũng khá lo lắng. Thế là xông xáo hỏi hỏi, đáp đáp loạn lên trong box X10 của tinh tế. Được cái bác khá nhiệt tình và tỏ

Giải Rubik 3x3

1.Giới thiệu: Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3x3. Trong trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm những trò khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy.    Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc: - Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt. - Viên cạnh: là viên có 2 màu. - Viên góc: là viên có 3 màu. Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X. - Các ký hiệu: Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng: Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều