Chuyển đến nội dung chính

Giải Rubik 3x3

1.Giới thiệu:
Đây là bài hướng dẫn cực kỳ đơn giản, dựa theo hướng dẫn của Leyan Lo, mình đảm bảo khi học theo hướng dẫn này thì chỉ cần biết đọc là có thể giải được khối rubik 3x3. Trong trường hợp đọc xong vẫn không làm được thì mình khuyên nên tìm những trò khác dễ dễ mà chơi kiểu như nhảy dây, bắn bi hay trốn tìm gì đấy. 


 

Trước khi bắt đầu học, ta cần quy ước một số thứ cho dễ làm việc:


- Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt.
- Viên cạnh: là viên có 2 màu.
- Viên góc: là viên có 3 màu.

[Image: 1.jpg]

Trong hướng dẫn này, những phần không quan trọng của khối rubik, tức là những viên không cần quan tâm đến sẽ được tô màu xám, còn những phần quan trọng sẽ được đánh dấu X.
- Các ký hiệu:
Mỗi mặt của khối rubik sẽ được ký hiệu bởi 1 chữ cái tương ứng:
Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B

[Image: 2.jpg]

R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ.

- Lưu ý: khi gặp công thức B tức là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ thì ta phải để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự.

Video giải thích ký hiệu:


-Phương pháp giải: đây là phương pháp làm từng tầng, khi giải các tầng sau phải đảm bảo không làm xáo trộn các tầng trước. Tầng 1 là dễ làm nhất, có thể giải bằng trực giác, tự nghĩ ra cách giải. Tầng 3 dĩ nhiên là khó nhất, phải học nhiều công thức và chỉ một sai lầm ở tầng này cũng khiến ta phải làm lại khá nhiều.

2. Tầng 1:

Ta quy ước tầng 1 là tầng có mặt trắng, tầng 3 là tầng có mặt vàng. Lúc đầu, ta sẽ để mặt trắng là mặt U. Để giải tầng 1 ta cần làm 2 bước: giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập và sau đó giải các viên góc. Chú ý rằng các viên góc và cạnh cần phải được đưa về đúng vị trí của nó.

[Image: 3.jpg]

Tạo hình chữ thập: 

Ta cần tạo ra được cái này           

Bước này cực kỳ đơn giản, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được, mình gợi ý cách làm sau: đầu tiên, ta cần tìm các viên cạnh có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Đây là 2 ví dụ sai và đúng:



Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

[Image: 5.jpg]

B1: Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal.

B2: Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target.

B3: Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U).

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3:

[Image: 6.jpg]

Ta xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải.

Giải viên góc:

Từ bước này trở đi, ta sẽ lật ngược khối rubik lại, tức là mặt trắng thành mặt D còn mặt vàng thành mặt U. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định vị trí các viên cần tìm. 

[Image: 7.jpg]

Đầu tiên, ta cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3.

Nếu viên góc nằm ở tầng 3:

B1: Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal.
B3: Tùy vào từng trường hợp, ta dùng 1 trong các công thức sau để giải.

[Image: 17.jpg]



1. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh.
2. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải.

Nếu viên góc nằm ở tầng 1:

[Image: 10.jpg]

B1: Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp trên để giải.

3. Tầng 2:

Ở tầng này, công việc rất nhẹ nhàng, ta chỉ cần giải 4 viên cạnh. Đầu tiên ta xác định các viên cạnh của tầng 2, đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3:

B1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal.
B2: Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới).
B3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

[Image: 11.jpg]

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2:

[Image: 12.jpg]

B1: Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3.
B2: Dùng phương pháp phía trên để giải.

4. Tầng 3:

Để giải tầng 3, ta làm 4 bước như sau:

Định hướng cạnh:

Mục đích của bước này là tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Có 3 trường hợp cần giải quyết, tuy nhiên ta chỉ cần học 1 công thức duy nhất. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi theo thứ tự như sau:

[Image: 13.jpg] 


Công thức: (F R U) (R’ U’ F')

Định hướng góc:

Mục đích của bước này là đưa toàn bộ mặt U về đúng màu (màu vàng). Có tất cả 7 trường hợp cần giải quyết. Khi làm công thức dưới đây, tầng 3 sẽ biến đổi như hình minh họa. Chú ý hình minh họa bên dưới thể hiện góc nhìn từ trên xuống, khi làm công thức ta vẫn phải giữ khối rubik sao cho mặt vàng nằm ở trên cùng.

[Image: 14.jpg]

Công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’


Hoán vị góc:

Mục đích của bước này là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc như hình minh họa. Để đưa cả 4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức này 2 lần.

[Image: 15.jpg]

Công thức: (R U R' F') (R U R' U') (R' F) (R2 U') (R' U')

Hoán vị cạnh:

Đây là bước cuối cùng, 2 công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh như hình minh họa. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn.

[Image: 16.jpg]

Kết thúc : Chúc mừng bạn đã giải được khối Rubik Cube 3x3x3.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những lâu đài trên cát

Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích. Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có

Kinh nghiệm khi máy X10 bị treo ở Sony Ericsson.

Chuyện là thế này, tính mình hay vọc vạch và nghịch ngợm. Thế là trong một hôm xấu trời : mưa phùn, gió đông, độ ẩm cao, ướt át và bẩn thỉu,....Mình lại vẫn nghịch ngợm như mọi ngày. Thấy trên XDA có Room mới cho X10 thế là vào Xrecovery để cài lại room mới này. Các bước tiến hành vẫn như mọi lần, sau khi format +wide hét mọi thứ : system + cache + data vừa bấm back quay lại home của xrecovery thì ngón tay vô tình chạm vào phím home của máy. Thế là máy reboot lại. Mà mình lại xóa sạch mọi thứ (system +cache+data) rồi còn đâu. Tất nhiên máy ko có hệ điều hành thì sẽ bị treo thôi. Thế là tèn tén ten chỉ hiện lên chữ Sony Ericsson khá là tức mắt. (Kinh nghiệm cho thấy SE nên lập trình một đoạn clip hài hoặc có vài em mặc bikini ở đoạn treo này thì còn cảm hứng hơn) Dự cảm cho thấy chắc cũng chẳng có chuyện gì to tát đâu. Nhưng vừa mới mua máy + kinh nghiệm newbie thì cũng khá lo lắng. Thế là xông xáo hỏi hỏi, đáp đáp loạn lên trong box X10 của tinh tế. Được cái bác khá nhiệt tình và tỏ